News Image

Rừng dừa 7 mẫu

 "Rừng dừa 7 mẫu” là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, được ví như “Miền Tây trong lòng phố Hội” với không gian xanh mát của bạt ngàn dừa nước, trải rộng tới tận Cửa Đại. Cách phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Đông Nam, là vùng hạ lưu của 3 con sông lớn : Thu Bồn, Cổ Cò và Trường Giang.

   Với tên gọi đó được bắt nguồn từ chính người dân ở làng Thanh Châu khi xưa ( nay là Cẩm Thanh). Ngày xưa làng Thanh Châu có nghề buôn ghe bầu nổi tiếng, mỗi chuyến buôn hàng tháng trời. Một số thương lái vào Nam Bộ và đem cây dừa nước về trồng ở Cẩm Thanh. Thấy cây dừa nước sinh trưởng tốt nên chính thức xin chính quyền trồng bảy mẫu dừa nước. Từ đó có tên gọi là “Rừng dừa 7 mẫu”, nhưng thực tế bây giờ rừng dừa Cẩm Thanh phát triển hàng trăm mẫu(Theo số liệu thống kê năm 2017 thì có 118 hecta rừng dừa, trong đó có 26 hecta rừng trồng 1 năm tuổi dọc theo cầu Cửa Đại).

Cẩm Thanh là biểu hiện điển hình của hệ sinh thái ngập mặn cửa sông ven biển miền Trung...với các hệ sinh thái điển hình của vùng nhiệt đới là rừng ngập mặn và cỏ biển. Là vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm-Hội An. “Rừng dừa 7 mẫu” có hệ sinh thái ngập mặn gần biển trù phú, là nơi cư trú , sinh sống của nhiều loại động vật có giá trị, nhất là tôm, cua, ghẹ, cá và các loài động vật thân mềm, cùng một số loài chim. Nơi đây còn đóng vai trò như một máy lọc sinh học, giúp làm điều hòa khí hậu, chống xói lở, gia tăng trầm tích, nâng cao chất lượng môi trường và duy trì cân bằng sinh thái.

        Với địa hình là một rừng dừa nước ngập mặn, kín đáo, sông nước bao bọc nên rất thuận lợi cho việc phát triển chiến tranh du kích. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân Hội An đã chọn nơi đây làm căn cứ địa cách mạng để chiến đấu chiến thắng kẻ thù với nhiều chiến công vang dội. Tuy nhiên trải qua thời gian tồn tại khá lâu nên hầu hết các công trình này đã không còn. Đặc biệt biệt trong kháng chiến chống Mỹ, “Rừng dừa 7 mẫu” cũng trở thành căn cứ vững chắc, nơi che chở, bảo tồn lực lượng vũ trang của ta để chiến đấu chiến thắng kẻ thù. Đêm 27/9/1964, nhân dân Cẩm Thanh đã đứng lên nhất tề đồng khởi. Với kế nghi binh dùng súng bẹ dừa, đàn áp quân thù. Cuộc đồng khởi bằng sung bẹ dừa “mang hơi thở Rừng dừa 7 mẫu” đã đi vào lịch sử cách mạng của quê hương Hội An như một huyền thoại.

“Đứng lên bằng súng bẹ dừa

Quê ta đồng khởi Mỹ thua ngụy nhào”

       Vâng, chiến tranh đã đi qua và “Rừng dừa 7 mẫu” là một trong những minh chứng gắn liền với những chiến công vang dội của quân và dân Hội An nói riêng và nhân dân Quảng Nam nói chung.

Bên cạnh đó, Cẩm Thanh còn là nơi hội tụ các nghề truyền thống gắn liền với môi trường sông nước tự nhiên như phát triển làng nghề tranh tre dừa nước, nghề chế biến nước mắm, nghề yến,...

    Ngoài việc tham quan khu di tích rừng dừa thì tại đây chúng ta còn được thưởng thức một số dịch vụ gắn liền với vùng quê song nước và người dân nơi đây.

    Đầu tiên là dịch vụ hò khoan của của người địa phương nơi đây. Loại hình nghệ thuật này chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân và trở thành bản sắc riêng của vùng đất Cẩm Thanh. Những làn điệu dân ca hò khan giản dị, mộc mạc đã đi sâu vào lòng người ở một vùng quê sông nước. Vào những đêm trăng sáng, trong các dịp gặt hái, đan lưới, làm ghe thuyền, quăng chài,...cư dân địa phương lại bày cuộc hát hò khan, hát dân ca để vơi đi nỗi nhọc nhằn sau ngày lao động mệt nhọc và cũng để giao lưu, thể hiện tình cảm với nhau. Hát hò khan, hát dân ca cũng chính là cuộc hát giao duyên cửa những nam thanh nữ tú, giữ những người mê hát đối đáp. Tài ứng tác của những nghệ nhân hò khan ở Cẩm Thanh như ông Phạm Đúng,...từ lâu đã được nhắc đến và trở thành niềm tự hào của địa phương.



                                     

 Tiếp theo quý anh chị sẽ được xem biểu diễn lắc thúng của người dân nơi đây. Và đây là một loại hình nghệ thuật múa, lắc thúng chỉ có ở vùng sông nước Cẩm Thanh chúng ta.

“Thuyền thúng lung liếng đưa em qua ao

Thuyền thúng nghiêng nghiêng

Thuyền thúng chao chao

Cặp chèo đũa cả, một khúc lới lơ

Giọt nước bắn lên, ướt cả má đào”


Fri Jul 14 2023 01:57:04 GMT+0000 (Coordinated Universal Time)